
Cảnh sát Giao thông TP Đà Nẵng dọn dẹp cây đổ trên đường phố
Dù không nằm ở khu vực bão đổ bộ trực tiếp nhưng ngay trong đêm 30, rạng sáng 31-10, Đà Nẵng xuất hiện mưa nhiều kèm gió to kéo dài liên tục khiến cây cối ngã đổ la liệt. Nhiều khu vực xuất hiện tình trạng ách tắc giao thông, đặc biệt là trước cổng các trường học. Để đảm bảo an toàn cho người dân và học sinh đến trường, rạng sáng 31-10 Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông ra quân, có mặt tại các điểm xuất hiện cây xanh gãy đổ để phong tỏa và tiến hành dọn dẹp đường phố. Ở các nút giao quan trọng, lực lượng túc trực để phân làn, hạn chế ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng học sinh đến trường, người dân đi làm. Các lực lượng khác cũng được huy động dọn dẹp cây cối ngã đổ trên các tuyến đường như Nguyễn Văn Linh, Đống Đa, Dương Vân Nga, Trần Hưng Đạo, Võ Chí Công, đường ven biển.C.K - M.V

Phóng sự ảnh: Về bản giúp dân làm giấy tờ tùy thân
Trong 2 ngày 14 và 15-9, Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH CAH Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đã tổ chức đoàn công tác lưu động đến tận nhà riêng của từng đối tượng để lập hồ sơ về hộ khẩu, cấp mới CMND cho đồng bào vùng sâu xã Hòa Bắc. Theo đó, đoàn đã lập hồ sơ cấp đổi, cấp mới CMND cho 270 trường hợp (trong đó có gần 90 trường hợp là người già, người dân tộc Cơ Tu) và lập hồ sơ cho 89 trường hợp được nhập hộ khẩu tại địa phương. Với tinh thần tận tụy vì công việc, Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH CAH Hòa Vang đã hoàn thành công việc trong thời gian ngắn. Qua đó đã để lại trong lòng người dân nơi đây những hình ảnh, dấu ấn đẹp đẽ. P.V

Vất vả như người trồng lúa
Sáng 2-9, lo lắng bão đổ bộ kèm theo mưa lớn, sẽ gây thiệt hại sản lượng vụ lúa hè thu, nên nông dân H. Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tiếp tục hối hả xuống đồng thu hoạch lúa khi vừa chín tới. Trên nhiều cánh đồng, mọi người ai cũng lo lắng vì năng suất vụ lúa năm nay đã thấp, nhiều diện tích lúa bị ngã đổ; giờ lại bị thời tiết “đe dọa” thì coi như mất trắng. Nhiều nông dân cho biết, lo bão nên đành phải chấp nhận “xanh nhà hơn già đồng” mới yên tâm trước khi bão vào... “Làm ra hạt lúa rất vất vả nhưng ở độ tuổi như chúng tôi giờ muốn đi xin việc làm khác cũng rất khó, nên phải bám ruộng đồng. Cũng vì thế mà những năm gần đây, rất đông con em là lao động trẻ rủ nhau rời quê tìm việc làm, ở địa phương giờ chỉ có phụ nữ và người già tham gia trồng lúa”, bà Nguyễn Thị Hòe (52 tuổi, xã Hòa Tiến) chân tình bộc bạch.Theo kế hoạch, việc thu hoạch lúa vụ hè thu sẽ hoàn tất trong vài ngày nữa, nhưng với tình hình mưa bão đang cận kề, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn huyện khuyến cáo bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, nỗ lực hoàn thành các diện tích lúa đã chín. Dưới đây là chùm ảnh nông dân các địa phương H. Hòa Vang hối hả xuống đồng thu hoạch lúa chạy mưa bão:VY HẬU

Phóng sự ảnh: Đua thuyền ở Hòn Kẽm Đá Dừng
Đua thuyền ở Hòn Kẽm Đá Dừng là một trong những nội dung hoạt động có ý nghĩa trong chương trình Lễ khánh thành Dinh Bà Trà Linh, xã Hiệp Hòa, H. Hiệp Đức, Quảng Nam, diễn ra từ ngày 23-7. Vợ chồng anh Võ Văn Quang, người con của Trà Linh đã đầu tư toàn bộ chi phí để tôn tạo Dinh Bà, sau nhiều năm chưa được sửa chữa. Cuộc đua thuyền mở rộng lần này đã để lại nhiều dư âm tốt đẹp, không chỉ vì phong trào thể thao quần chúng mà còn là sự nhắc nhớ đối với bao thế hệ dân làng sinh ra và sống bằng nghề sông nước ở Hòn Kẽm Đá Dừng đã được Bà Trà Linh phù hộ.HUỲNH TRƯƠNG PHÁT
.jpg)
Phóng sự ảnh: Bãi Sậy-Sông Đầm, nét mộc mạc giữa chốn thị thành
Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam (9-7), Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Truyền thông TP Tam Kỳ (Quảng Nam) tổ chức hoạt động đón khách tham quan, trải nghiệm di tích Bãi Sậy - Sông Đầm – Địa đạo Kỳ Anh (từ ngày 7 đến 14-7). Đây là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đồng thời đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa vào dịp hè, ngày lễ và sự kiện của ngành du lịch, văn hóa.Trong những ngày qua, nhiều du khách trong và ngoài địa phương đã đến tham quan Bãi Sậy-Sông Đầm, nơi còn lưu giữ nét hoang sơ, mộc mạc giữa chốn thị thành. Vùng Bãi Sậy - Sông Đầm có diện tích tự nhiên hơn 180ha, kéo dài từ xã Tam Thăng đến xã Tam Phú, P.An Phú (TP Tam Kỳ). Vẻ hoang sơ của Bãi Sậy - Sông Đầm được tạo nên bởi nhiều yếu tố như hệ thủy sinh, hệ sinh thái mặt nước, hệ sinh thái trên bờ với hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Mới đây, một đàn cò nhạn (còn gọi là cò ốc)- loài chim thuộc diện nguy cấp có tên trong Sách đỏ Việt Nam với hàng trăm con đã rủ nhau về cư trú tại đây. Người dân thường nói: “Đất lành chim đậu”- đây được xem là điểm nhấn mới thu hút khách của khu du lịch này, đồng thời cũng là tín hiệu vui mở ra cho ngành du lịch Tam Kỳ.HẢI HOÀNG - B.BÌNH

Phóng sư ảnh: 72 giờ chiến đấu với biển lửa
Gần 3 ngày nay, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã huy động cả ngàn người gồm Công an, Bộ đội, Kiểm lâm, Dân quân tự vệ và người dân địa phương dập tắt vụ cháy rừng trên núi Hồng Lĩnh, thuộc địa bàn H. Nghi Xuân.Núi Hồng Lĩnh bắt đầu bùng phát tại địa phận thôn 7, xã Xuân Hồng vào khoảng 12 giờ chiều ngày 28- 6. Do thời tiết nắng nóng kéo dài, thảm thực bì dày cộng thêm gió Tây Nam thổi mạnh khiến lửa bùng phát dữ dội, lan qua cánh rừng trồng thông ở tiểu khu 92, thị trấn Xuân An.Trước tình hình trên, chính quyền và các cơ quan chức năng của H. Nghi Xuân đã huy động hơn 1.000 người gồm lực lượng Công an, Bộ đội, Kiểm lâm, Dân quân tự vệ và người dân địa phương dốc sức dập tắt đám cháy. Ngọn lửa vẫn cháy dữ dội, đe dọa các khu dân cư ở Tổ dân phố 1, thị trấn Xuân An nên UBND H. Nghi Xuân đã phải cho sơ tán 80 hộ dân trong vùng nguy hiểm vào chiều tối cùng ngày.Tỉnh Nghệ An cũng đã "chi viện" nhiều xe chữa cháy và hàng chục cán bộ chiến sĩ sang giúp tỉnh bạn dập lửa. Đến khoảng 22 giờ 30 cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế nhưng đã bùng phát trở lại vào 3 giờ sáng ngày 29- 6 và kéo dài cho đến nay vẫn chưa thể dập tắt hoàn toàn.Theo thống kê sơ bộ, vụ cháy xảy ra suốt gần 3 ngày đã khiến khoảng 50 ha rừng trồng keo nhiều năm tuổi bị lửa thiêu rụi.Theo CAH Nghi Xuân, nguyên nhân xảy ra vụ cháy rừng là do nghi phạm Phan Đình Thành (1973, trú xóm 7, xã Xuân Hồng) đốt rác tại khu vườn cạnh bìa rừng gây ra.Chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để ghi lại những hình ảnh căng mình chống giặc lửa của lực lượng chữa cháy rừng thông trong 3 ngày vừa qua:(Thực hiện: XUÂN SƠN)

Phóng sự ảnh: Ngày thi đầu tiên
Hôm qua 25-6, cùng với thí sinh cả nước, thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, TT- Huế, Gia Lai và Nghệ An bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019 với 2 môn Văn và Toán. Phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng tham gia tác nghiệp tại các địa phương xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về kỳ thi, niềm vui của các thí sinh cùng gia đình khi kết thúc ngày thi đầu tiên và lực lượng Công an bảo vệ ANTT tại điểm thi...NHÓM PHÓNG VIÊN(thực hiện)

"Mục sở thị" trận địa pháo khủng nhất DIFF 2019
Hành trình DIFF 2019 đang dần đi đến hồi kết, hai đội thi xuất sắc nhất sẽ được vinh danh sau đêm thứ 4, ngày 22-6 để tiếp tục bước vào trận chung kết. Tuy nhiên, trước khi được biết 2 cái tên cuối cùng, khán giả sẽ tiếp tục được nghe câu chuyện kể về các dòng sông của đội Vương quốc Anh và Trung Quốc với chủ đề "Sắc màu". Đến thời điểm này, hai đội đang gấp rút chuẩn bị để chinh phục khán giả trong đêm cuối cùng trước đêm chung kết. Dự kiến với số lượng pháo khủng như thế, hứa hẹn sẽ có những trình diễn ấn tượng, hoành tráng và màn đêm trên bầu trời thành phố Đà Nẵng sẽ được thắp sáng rực rỡ. MAI VINH

Phóng sư ảnh: Trải nghiệm với "Học kỳ Công an"
Trong 10 ngày rèn luyện tại "Học kỳ Công an" của Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), 191 em thiếu nhi đã được sống trong môi trường rèn luyện, trang bị các kỹ năng, tôi rèn bản lĩnh, tác phong, giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân, giúp đỡ người khác.Hành trình "Đi để biết - Học để sống" do Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức dành cho các em thiếu nhi nhằm góp phần thiết thực xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt hướng tới việc đào tạo, giáo dục truyền thống, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho các thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng. Trong tuần đầu tiên của khóa học, các em đã được phân thành các trung đội, tiểu đội và làm quen với cuộc sống quân ngũ như những chiến sĩ thực thụ với điều lệnh nội vụ, võ thuật, các bài học nhận diện tình huống xấu và kỹ năng thoát hiểm…Trải nghiệm mùa hè trong một ngôi trường Công an, được khoác trên mình màu áo xanh đặc trưng, các em được giao lưu học hỏi, rèn luyện ý chí, nghị lực của những người chiến sĩ Công an, giúp các em tự tin, chủ động, an toàn và phát triển nhân cách lành mạnh trong xã hội hiện đại. Chương trình cũng góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của những chiến sĩ Công an trong lòng các em thiếu nhi, những chủ nhân tương lai của đất nước.CTTĐT

Phóng sự ảnh: Về thăm chợ nổi Cái Răng
Từ bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ), chúng tôi đi thuyền ra chợ nổi Cái Răng. Khu chợ này nằm trên sông Cái Răng, cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 6km đường bộ. Lênh đênh trên sông nước đâu chừng 30 phút, chợ nổi Cái Răng đã hiện ra trước mắt. Cảm giác thích thú, choáng ngợp chợt ập đến khi đắm mình trong không khí buôn bán sôi nổi chân chất của người dân miền sông nước. Chợ nổi Cái Răng họp khá sớm, từ khoảng 4, 5 giờ sáng, khi bình minh chưa lên, các xuồng đã bắt đầu cập chợ, đông vui, nhộn nhịp cho đến khoảng 8, 9 giờ sáng mới tan. Mỗi một chiếc xuồng sẽ bán một món hàng khác nhau, từ hoa quả tươi ngon của miền Tây tới những đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Chủ các chiếc xuồng sẽ treo món đồ mình bán lên một cây sào - người dân ở đây gọi là cây "bẹo" để người mua có thể dễ dàng nhận ra. Đang đầu mùa hè, những chiếc ghe, thuyền cập mạn tàu mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm với những trái xoài cát, măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, cam... Đó là chưa kể các món ăn cháo lòng, bún riêu đậm chất miền Tây cũng được bán trên xuồng.Cảm giác đi chợ nổi Cái Răng vào buổi sáng sớm tinh mơ đã để lại những ấn tượng khó phai đối với những ai đã một lần đến TP Cần Thơ, bởi người bán, người mua đều hào hứng, vui vẻ với những nụ cười luôn nở trên môi.P.V Báo Công an TP Đà Nẵng đã kịp ghi lại một số hình ảnh từ chuyến đi chợ nổi Cái Răng vào trung tuần tháng 5-2019.PHƯƠNG KIẾM (thực hiện)

Phóng sự ảnh: Hội An-sớm mai bình yên
Từ ngày được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1999), khách du lịch đổ về Hội An ngày một đông, ước tính có hàng nghìn lượt khách mỗi ngày đến tham quan và lưu trú. Dù luôn đông đúc nhưng Hội An vẫn giữ được nét trầm lắng, bình yên vốn có của một đô thị cổ.Có một cuộc sống cứ bình lặng ở Hội An lúc sáng sớm-nơi mà dường như dòng chảy của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi cái không khí cổ xưa khiến người ta phải đắm say. Mong sao phố cổ cứ mãi lưu lại những mái ngói cũ phủ đầy rêu phong, từng con đường, từng góc hẻm ngập trong sắc hoa để sau những bộn bề thường nhật, người ta có một nơi để về, để hòa mình trong hoài niệm.MAI VINH (thực hiện)

Tổng duyệt phương án đảm bảo ANTT Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
ĐÀ NẴNG - Ngày 22-10, được sự đồng ý của Ủy ban Quốc gia APEC và lãnh đạo Bộ Công an, Tiểu ban ANTT phối hợp với các ban, ngành Trung ương, UBND TP Đà Nẵng tổ chức tổng duyệt phương án bảo vệ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Với sự tham gia của hàng ngàn CBCS thuộc các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và hàng trăm phương tiện, khí tài hiện đại của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và TP Đà Nẵng, cuộc tổng duyệt nhằm rà soát lại tất cả các khâu chuẩn bị, qua đó rút kinh nghiệm để phục vụ cho Lễ chính thức xuất quân bảo đảm ANTT Tuần lễ Cấp cao APEC vào ngày 24-10 tới. D.HÙNG - H.MINH - A.TUẤN

Về thăm Chiến khu Việt Bắc!
Chúng tôi về thăm quê hương cách mạng ATK Định Hóa (Thái Nguyên) và Tân Trào (Tuyên Quang), thuộc Chiến khu Việt Bắc thời chống Pháp.

Người đẹp Thái Lan đăng quang hoa hậu ASEAN
Người đẹp Thái Lan đăng quang Hoa hậu ASEAN